Hội thảo diễn ra tại TP. Vinh trong thời gian 01 ngày (ngày 16/8/2013) đã thu hút được đông đảo các cán bộ là các Lãnh đạo, các cán bộ chủ chốt của các Trung tâm Quan trắc môi trường, các Trạm quan trắc môi trường đến từ 30 tỉnh thành trong cả nước.
Tại Hội thảo, Ông Nguyễn Văn Thùy – Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường phát biểu khai mạc Hội thảo. Ông Nguyễn Văn Thùy nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc thực hiện đảm bảo chất lượng trong phòng thí nghiệm nói riêng, hoạt động quan trắc môi trường nói chung. Việc trao đổi các thông tin, kinh nghiệm thực hiện QA/QC trong quan trắc, phân tích môi trường thông qua các cuộc họp, giao lưu, hội thảo … là rất quan trọng, chính vì thế ông Thùy đề nghị các đại biểu tham dự tại hội thảo này hãy chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm, các khó khăn vướng măc để cùng nhau cùng thảo luận để có các giải pháp thực hiên tốt nhất, với mong muốn tất cả các đơn vị cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ quan trắc, phân tích môi trường, sô liệu phân tích tin cậy phản ánh đúng thực trạng môi trường.
Tiếp nối chương trình là bài trình bày về tổng quan thực hiện QA/QC tại các phòng thí nghiệm môi trường do ông Bùi Hồng Nhật – Trưởng phòng Thí nghiêm môi trường trình bày, đây là báo cáo đánh giá kết quả khảo sát tình hình thực hiện QA/QC tại các PTN ở Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, TP. Nha Trang. Bài trình bày đã nêu ra được một bức tranh chung về hiện trạng của các phòng thí nghiệm phân tích môi trường hiện nay, các vấn đề được đề cập đến cụ thể như sau: vấn đề về nhân sự trong các phòng thí nghiệm còn mỏng về số lượng và trình độ chuyên môn còn non trẻ; về hiện trạng thiết bị và hiện trạng bảo trì, bảo dưỡng; về quy cách đảm bảo chất lượng trong phòng thí nghiệm… (Tài liệu gửi kèm).
Tiếp theo chương trình, Ông Vũ Xuân Thủy – Giám đốc Văn phòng Công nhận Chất lượng đã gửi đến Hội thảo bào trình bày về “Công nhận và một số vấn đề đảm bảo chất lượng đối với phòng thí nghiệm”. Bài trình bày này đã cung cấp cho các đại biểu các chính sách về công nhận PTN, các vấn đề gặp phải của các PTN thông qua việc đánh giá công nhận, các lưu ý để thực hiện tốt QA/QC trong các phòng thí nghiệm,
Tại hội thảo này cũng có rất nhiều bài chia sẻ kinh nghiệm thực hiện QA/QC trong phòng thí nghiệm, phải kể đến là bài chia sẻ kinh nghiệm của Phòng Thí nghiệm môi trường – Trung tâm Quan trắc môi trường – Tổng cục Môi trường: để thực hiện tốt các công tác trong phòng thí nghiệm cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo nhân sự, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng; nâng cao các điều kiện hoạt động trong phòng thí nghiệm như điều kiện làm việc, trang thiết bị…Xây dựng các SOP, đánh giá lại các SOP định kỳ hàng năm để đảm bảo rằng sự phù hợp với điều kiện thực tế của PTN… Quan trọng hơn hết là phải xây dựng và thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng, có sự đánh giá, xem xét nội bộ và của Lãnh đạo thường xuyên. Các bài trình bày của các đại biểu đến từ Trung tâm Quan trắc – Phân tích môi trường biển Hải Quân, Trung tâm Quan trắc Bình Dương cũng có cùng quan điểm và cách tiếp cận, cũng như các thông tin chia sẻ tại hội thảo. Tuy nhiên, mỗi một đơn vị có những khó khăn, những vấn đề riêng, và có những kinh nghiệm và cách làm riêng để đảm bảo QA/QC cho PTN. Từ những chia sẻ đó, các đại biểu tham dự Hội thảo có những bài học, những kinh nghiệm quý báu cho việc thực hiện QA/QC trong phân tích môi trường. Một trong những đơn vị thực hiện quan trắc và kiểm soát chất lượng nước đầu nguồn sông Hồng, Trung tâm Quan trắc môi trường Lao Cai đã có những chia sẻ những khó khăn của một đơn vị mới thành lập như cơ sở hạ tầng, thiết bị, nhân sự còn thiếu. Hiện nay, Trung tâm Quan trắc Là Cai đang xây dựng hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm theo ISO 17025, cách tiếp cận hệ thống cũng là một khó khăn đối với đơn vị như quy trình, quy phạm, xác định các giá trị sử dụng, thiết lập các tiêu chí kiểm soát, xác định độ không đảm bảo đo… và rất cần Trung tâm Quan trắc môi trường-Tổng cục Môi trường trợ giúp về kỹ thuật …
Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng rất quan tâm các thông tin thử nghiệm thành thạo/ so sánh liên phòng, đây là một cách đánh giá phòng thí nghiệm từ bên ngoài từ các hoạt động kiểm soát chất lượng đến việc đánh giá tay nghề của nhân viên, và đây cũng là cách chứng minh năng lực của PTN đối với khách hàng tốt nhất. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay rất ít những đơn vị đủ điều kiện tổ chức thử nghiệm thành thảo/ so sánh lien phòng, nếu các đơn vị tham gia với các tổ chức quốc tế thì sẽ gặp những vướng mắc như cách tiếp cận thông tin và đặc biệt là chi phí tham gia cao. Ông Vũ Xuân Thủy – Giám đốc Văn phòng Công nhận Chất lượng cũng đã nhận định những khó khăn của các phòng thí nghiệm về vấn đề tham gia thử nghiệm thành thạo/ so sánh liên phòng. Ông Thủy một lần nữa thừa nhận năng lực tổ chức thử nghiệm liên phòng của Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường và các chương trình tổ chức thử nghiệm lien phòng của Trung tâm đã giúp các phòng thí nghiệm đánh giá năng lực, giúp các đơn vị đánh giá có thêm bằng chứng để minh chứng cho các hoạt động của PTN xin công nhận. Về vấn đề này ông Nguyễn Như Tùng cũng đã có một bài trình bày với các thông tin khá chi tiết đã cung cấp cho các đại biểu nhiều thông tin.
Về vấn đề thiết bị, hiệu chuẩn thiết bị cũng rất được các đại biểu quan tâm. Những khó khăn, vướng mắc về cả kinh phí, đơn vị cung cấp hiệu chuẩn, việc đánh giá thiết bị… cũng đã được các đại biểu nêu khá chi tiết. Để giải đáp những khúc mắc, Ông Dương Thành Nam – Trưởng phòng Kiểm chuẩn thiết bị đã có bài tham luận chia sẻ những thông tin về hiệu chuẩn thiết bị, các đơn vị đủ điều kiện và năng lực kiểm chuẩn thiết bị.
Bên cạch các vấn đề nêu trên, nhiều đại biểu rất quan tâm đến vấn đề công nhận, chứng nhận VILAS cho các thông số về khí, về các thông số Visinh như coliform, e-coli…các vấn đề như bình khí chuẩn, đơn vị cung cấp… đã được đưa ra thảo luận. Gửi yêu cầu đến Giám đốc Văn phòng Công nhận Chất lượng xem xét, hương dẫn để tiếp tục được công nhận các thông số về khí.
Bế mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Thùy đã nhấn mạnh lại những vấn đề chia sẻ tại hội thảo. Ông đã đề nghị các đơn vị cùng nhau thực hiện tốt việc kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm để đảm bảo số liệu: Chính xác – Trung thực – Kịp thời.