Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ các đô thị ngày càng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tập trung được xây dựng và đưa vào hoạt động tạo ra khả năng lớn sản xuất với quy mô lớn tuy nhiên điều đó lại gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường và trong đó môi trường không khí bị ô nhiễm khá nghiêm trọng đang dần gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Trong đó, khí hơi dung môi ngày càng được thải ra nhiều hơn do sự phát triển mạnh của nền công nghiệp hóa chất. Những khí hơi dung môi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người, vì vậy mà việc tìm ra giải pháp và thiết kế hệ thống xử lý khí thải hơi dung môi đạt QCVN sẽ góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Hơi dung môi được sử dụng nhiều trong cuộc sống của con người
Dung môi là một chất rắn, lỏng hoặc là khí được dùng để hòa tan một chất rắn, lỏng hoặc khí khác để hình thành một dung dịch hòa tan trong một thể tích dung môi nhất định ở một nhiệt độ nhất định. Các dung môi hữu cơ thường được sử dụng chủ yếu trong công việc làm sạch khô, là chất pha loãng sơn, trong chất tẩy rửa, trong nước hoa v.v. Còn các dung môi vô cơ (trừ nước) khi sử dụng thường được giới hạn trong nghiên cứu hóa học và một số quy trình công nghệ.
Dung môi có thể được chia thành hai loại là phân cực và không phân cực, độ phân cực của dung môi sẽ được tính bằng hằng số điện môi. Các hơi dung môi đa phần đều có tỷ trọng nhẹ hơn nước và sẽ hình thành một lớp riêng biệt trên bề mặt của nước. Tuy nhiên có một ngoại lệ là hầu hết các dung môi halogen như dichloromethane và chloroform sẽ chìm xuống đáy của bình chứa, và nước sẽ nổi lên trên.
Hầu hết thì các dung môi hữu cơ đều dễ cháy, tùy thuộc vào tính dễ bay hơi của chúng, nhưng cũng có trường hợp ngoải lệ là một số dung môi clo hóa như dichloromethane và chloroform. Hỗn hợp của hơi dung môi và không khí có thể xảy ra phát nổ. Các hơi dung môi nặng hơn không khí, chúng sẽ chìm xuống dưới đáy và có thể di chuyển trong một khoảng cách lớn mà gần như là không bị pha loãng, vì vậy mà những thùng chứa dung môi dễ bay hơi hết nên được bảo quản trong trạng thái mở nắp và lộn ngược.
Các hơi dung môi có những tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của con người như nhiễm độc hệ thần kinh, tổn hại khả năng sinh sản, tổn hại gan và thận, suy hô hấp, ung thư và viêm dạ dày. Việc hít phải một lượng lớn hơi dung môi có thể dẫn đến bị bất tỉnh đột ngột, nên trong lĩnh vực y tế, một số hơi dung môi được sử dụng dưới dạng chất gây mê, thuốc giảm đau… nhưng nếu lạm dụng nó với liều lượng lớn, trong một thời gian dài có thể bị ung thư hoặc tử vong.
Việc thường xuyên tiếp xúc với các hơi dung môi trong môi trường làm việc trong một thời gian dài có thể gây ra một số các phản ứng thần kinh, ung thư, hoặc tổn hại các cơ quan nội tạng như gan, thận.
Một mối hiểm họa rất lớn ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người là sự cố tràn và rò rỉ các dung môi, ngấm vào lòng đất, khi đó do hơi dung môi có thể dễ dàng di chuyển trong một khoảng cách đáng kể nên sẽ gây ra sự cố ô nhiễm đất, điều này đặc biệt nguy hại cho sức khỏe của con người và động vật nếu tầng nước chứa cũng bị ảnh hưởng theo.
Hệ thống xử lý khí hơi dung môi được thiết kế dựa trên các tiêu chí sau: