Chất lượng không khí tại một số đô thị từ tháng 6 đến tháng 9/2020
22/10/2020 15:26:00
Ở nước ta, đặc biệt là khu vực miền Bắc, chất lượng môi trường không khí chịu tác động rất lớn bởi yếu tố thời tiết, khí hậu.

Theo dõi kết quả quan trắc tại các trạm quan trắc không khí tự động trong ba tháng gần đây (từ tháng 6 đến đầu tháng 9/2020) cho thấy, do nằm trong thời gian mùa mưa nên nhìn chung chất lượng không tại hầu hết các đô thị duy trì ở mức tốt. Theo tổng kết của nhiều nghiên cứu về diễn biến chất lượng không khí tại Việt Nam, đây là khoảng thời gian chất lượng không khí tốt nhất trong cả năm. Tuy nhiên, từ tháng 9 là thời gian giao mùa, cũng theo quy luật diễn biến của những năm gần đây, tại khu vực miền Bắc, tình hình ô nhiễm không khí, trong đó chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM2.5 sẽ có xu hướng gia tăng.

    Theo dõi kết quả đo tại các trạm quan trắc không khí tự động liên tục ở các đô thị miền Bắc, Trung, Nam từ đầu tháng 6 đến nay cho thấy, hầu hết các đô thị đều có giá trị trung bình 24 giờ thông số PM2.5 nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Chỉ có tại Hà Nội, giá trị trung bình 24h của thông số PM2.5 có vượt quá giới hạn so với QCVN 05:2013/BTNMT trong một số ngày (biểu đồ 1).

Biểu đồ 1: Diễn biến giá trị trung bình 24 giờ thông số PM2.5 tại một số thành phố từ ngày 01/6 đến 14/9/2020

     Đánh giá chất lượng không khí tại các đô thị theo chỉ số chất lượng không khí AQI cho thấy, trong khoảng thời gian 03 tháng vừa qua, chất lượng không khí tại hầu hết các đô thị có trạm quan trắc không khí tự động đều duy trì ở mức tốt và trung bình, số ngày có chất lượng không khí ở mức tốt chiếm tỷ lệ khá cao. Duy chỉ có tại thủ đô Hà Nội, trong một số ngày chất lượng không khí duy trì ở mức kém, chủ yếu do chịu tác động bởi yếu tố thời tiết và các nguồn thải trong khu vực.

    Theo dõi chi tiết kết quả quan trắc tại các trạm quan trắc trong khu vực nội thành Hà Nội trong thời gian từ đầu tháng 6 đến nay cho thấy, vẫn có một số ít khoảng thời gian ô nhiễm không khí xảy ra ở nhiều trạm nội thành (điển hình từ ngày 06-08/6, ngày 27-28/7 và ngày 02-04/9/2020), giá trị thông số PM2.5 trung bình 24h đều vượt ngưỡng giới hạn cho phép của QCVN khá cao (biểu đồ 2). Xét tới một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ô nhiễm nói trên, tại những ngày ô nhiễm hầu như là những ngày lặng gió, khoảng thời gian cuối tháng 7 là thời gian thu hoạch tại nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch diễn ra phổ biến tại các vùng này cũng là một trong những nguồn đóng góp lượng bụi mịn vào môi trường không khí xung quanh.

Biểu đồ 2: Diễn biến giá trị trung bình 24 giờ thông số PM2.5 các trạm tại Hà Nội

    Tuy nhiên, nếu thống kê trong cả khoảng thời gian 03 tháng vừa qua, theo kết quả tính toán chỉ số AQI ngày tại các trạm của Hà Nội cho thấy, số ngày chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình chiếm đa số. Tỉ lệ số ngày chất lượng không khí ở mức kém chỉ chiếm dưới 10%, đặc biệt là trong tháng 8/2020 chỉ chiếm 0.3%.

Bảng 1: Số ngày tương ứng với mức AQI ngày các trạm tại Hà Nội

Số ngày

Mức AQI

Hoàn Kiếm

Thành Công

Tâm Mai

Kim Liên

Phạm Văn Đồng

Tây Mỗ

Mỹ Đình

Hàng Đậu

Chi cục BVMT

Minh Khai

ĐSQ Mỹ

556 NVC

Tỉ lệ trung bình (%)

Tháng 6

Tốt

14

8

20

14

0

22

17

0

14

0

8

28

41.7

Trung bình

16

19

10

16

26

8

13

24

13

11

17

2

50.3

Kém

0

3

0

0

4

0

0

6

3

7

5

0

8.0

Xấu

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

Rất xấu

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

Nguy hại

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

Tháng 7

Tốt

25

9

29

28

1

30

25

0

19

2

9

28

55.1

Trung bình

5

21

1

2

27

1

5

28

10

28

20

3

40.6

Kém

1

1

1

1

2

0

1

2

1

1

1

0

3.2

Xấu

0

0

0

0

1

0

0

1

1

0

1

0

1.1

Rất xấu

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

Nguy hại

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

Tháng 8

Tốt

18

3

31

27

0

31

24

0

12

8

18

30

54.3

Trung bình

13

28

0

4

31

0

7

30

19

23

13

1

45.4

Kém

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0.3

Xấu

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

Rất xấu

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

Nguy hại

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

Từ 1/9 đến 14/9

Tốt

3

0

10

9

0

12

7

0

3

0

2

11

34.8

Trung bình

11

13

4

5

13

2

7

11

10

11

5

3

57.9

Kém

0

1

0

0

1

0

0

3

1

3

2

0

6.7

Xấu

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

0.6

Rất xấu

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

Nguy hại

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0.0

    Trong những ngày đầu tháng 9/2020 thì ngày 2/9 ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí cao nhất tại Hà Nội, giá trị thông số PM2.5 trung bình 24 giờ đã vượt quá giới hạn so với QCVN 05:2013/BTNMT tại nhiều trạm quan trắc môi trường không khí xung quanh ở Hà Nội. Ngày 3/9 và ngày 4/9 chất lượng không khí có cải thiện hơn nhưng vẫn còn một số trạm có giá trị thông số PM2.5 vượt giới hạn cho phép của QCVN (Biểu đồ 3). Kết quả tính toán AQI ngày cho thấy, trong 03 ngày từ 02/09-04/9, giá trị AQI ngày tại một số trạm nội thành Hà Nội (Thành Công, Chi cục BVMT, Phạm Văn Đồng, Minh Khai, Hàng Đậu) ở mức kém, mức ảnh hưởng đến sức khỏe của nhóm người nhạy cảm.

    Các trạm quan trắc không khí tự động tại Bắc Ninh cũng có diễn biến tương tự, chất lượng không khí ở mức kém nhất vào ngày 2/9 và được cải thiện từ ngày 4/9/2020 (Biểu đồ 4).

Biểu đồ 3: Chỉ số AQI ngày của các trạm quan trắc không khí tự động ở Hà Nội

 

Biểu đồ 4: Diễn biến thông số PM2.5 trạm quan trắc không khí tự động ở Bắc Ninh

 

    Đánh giá diễn biến chất lượng không khí theo từng giờ trong ngày tại các trạm ở Hà Nội cho thấy, chất lượng không khí bắt đầu suy giảm từ 18h ngày 01/9 và duy trì ở mức xấu từ 0h đến 9h ngày 02/9. Tương tự như vậy, từ 0h đến 6h ngày 04/9 chất lượng không khí cũng có dấu hiệu đi xuống (Biểu đồ 5). Trong khoảng thời gian này tốc độ gió đo tại trạm mặt đất cũng rất thấp, có những thời điểm gần như lặng gió (Biểu đồ 6).

Biểu đồ 5: Chỉ số AQI giờ của một số trạm quan trắc không khí tự động ở Hà Nội

 

Biểu đồ 6: Tốc độ gió tại trạm Nguyễn Văn Cừ - Long Biên – Hà Nội

    Xét tới yếu tố thời tiết trong những ngày ô nhiễm tăng cao đầu tháng 9/2020 cho thấy, cường độ bức xạ mặt trời khá mạnh, trời có nắng trong cả ngày khiến mặt đất bị đốt nóng, sau chập tối bề mặt đất nguội đi sẽ phát ra bức xạ hồng ngoại, kết hợp với tốc độ gió rất thấp là một trong những nguyên khiến cho các chất ô nhiễm trong không khí không thể khuyếch tán. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm không khí vào buổi tối thường cao hơn ban ngày. Ngày 02/9 là ngày nghỉ Lễ Quốc khánh, hoạt động đi lại, vui chơi, ăn uống tại các khu vực công cộng cũng gia tăng tại một số thời gian trong ngày và diễn ra tại nhiều nơi cũng có thể là một trong những nguyên nhân góp phần làm gia tăng lượng bụi mịn vào môi trường không khí xung quanh.

    Tuy nhiên, từ ngày 05-14/9, chất lượng không khí tại hầu hết các khu vực trong nội thành Hà Nội cũng đã được cải thiện hơn. Giá trị chỉ số AQI tại các trạm quan trắc duy trì ở mức trung bình, một số trạm ở mức tốt.

    Như đã trình bày ở phần đầu, một vấn đề cần lưu ý bắt đầu từ tháng 9 là thời gian giao mùa, chuẩn bị sang mùa khô, theo quy luật hàng năm tại khu vực miền Bắc các thông số ô nhiễm trong không khí đặc biệt là bụi mịn PM2.5 sẽ có xu hướng gia tăng. Các đợt ô nhiễm không khí nặng có thể sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong thời gian tới, chính vì vậy, các cơ quan quản lý môi trường cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến chất lượng không khí. Chính quyền thành phố Hà Nội và các thành phố lớn tại các địa phương thuộc khu vực phía Bắc cần đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí như hạn chế đốt than, củi, rơm rạ; tăng cường thực hiện tưới cây và rửa đường tại các trục đường có mật độ giao thông lớn nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí trong các khu vực nội thành.

Hoàng Văn Thức, Nguyễn Gia Cường, Vương Như Luận

Liên kết